Các nhà tổ chức sự kiện thường rất bận rộn với những kế hoạch thu hút khách tham dự nhưng lại rất dễ quên việc phải đảm bảo an toàn cho người tham dự sự kiện, thậm chí là cho cả bản thân mình trong sự kiện.
Dưới đây là những lưu ý VTA “đúc kết” được trong việc đảm bảo an toàn cho mọi người khi tham gia sự kiện.
Đối tượng mà nhà tổ chức sự kiện cần đảm bảo an toàn
Từ góc độ quản lý rủi ro, việc quan tâm đến sức khỏe và sự an toàn của mọi người trong sự kiện là vô cùng quan trọng. Một sự kiện sẽ chẳng thể vui vẻ khi có ai đó bị thương hay bị nguy hiểm. Chưa kể tới nhà tổ chức sự kiện còn phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu xảy ra trường hợp xấu với những người tham gia sự kiện đó.
Đảm bảo sự an toàn cho người tham dự
Những người cần được đảm bảo an toàn phải kể đến công chúng, khách mời, người tham dự sự kiện của bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần đảm bảo những cộng sự và chính bản thân bạn cũng sẽ được an toàn và khỏe mạnh. Chính vì vậy, một nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp phải có các bước cụ thể để có thể đảm bảo sự kiện diễn ra trong sự vui vẻ và an toàn.
Một số rủi ro liên quan đến sự an toàn của mọi người trong sự kiện
Trong sự kiện, những rủi ro có ảnh hưởng lớn tới sự an toàn của người tham dự, khách mời hay chính nhà tổ chức thường tới từ sự bất cẩn trong công tác chuẩn bị. Rủi ro trong công tác phòng chống cháy nổ, chập điện sẽ trực tiếp đe dọa tới tính mạng của số đông người tham dự. Những rủi ro khẩn cấp cần phải được xem xét trước đó là cháy nổ, tai nạn rơi đồ nặng và có tính sát thương, thảm họa thiên nhiên cùng một số vấn đề khác tùy vào địa điểm. Các trường hợp khẩn cấp này hiếm xảy ra nhưng nếu đã xảy ra thì hậu quả rất lớn.
Lên kế hoạch đảm bảo an toàn trong sự kiện
Lên kế hoạch chi tiết cùng phương án phòng ngừa rủi ro
Trong giai đoạn lập kế hoạch, bạn nên tìm một người cẩn thận, nhanh nhạy, ứng biến linh hoạt để giao trách nhiệm đảm bảo an toàn cho mọi người. Khi cân nhắc kế hoạch đảm bảo an toàn sự kiện, bạn cần xem xét về quy mô, vị trí, diễn ra trong bao lâu và vào thời điểm nào của năm. Từ đó, bạn có thể trao đổi và nhờ sự giúp đỡ từ các bên liên quan như chủ quản lý địa điểm tổ chức, các nhà thầu, chính quyền địa phương.
Bạn nên lựa chọn các đối tác có khả năng cung cấp dịch vụ đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, các nhân viên tham gia chạy sự kiện cũng cần tập huấn để xử lý kịp thời những rủi ro khẩn cấp.
Theo dõi sát sao những rủi ro trong khi diễn ra sự kiện
Kiểm soát những nơi có nguy cơ gây rủi ro
Trong khi sự kiện diễn ra, bạn phải nhận diện những rủi ro và tiến hành khắc phục kịp thời nhằm giảm thiểu ảnh hưởng và đảm bảo mọi người tham dự được vui vẻ, an toàn. Người phụ trách về sự an toàn của mọi người cần thường xuyên báo cáo lên người quản lý chung sự kiện về tình hình kiểm soát các rủi ro. Hãy cẩn trọng với những nơi dễ xảy ra tai nạn như những nơi treo vật nặng, những nơi trơn trượt dễ ngã. Bạn cần note lại ngay và tìm cách khắc phục kịp thời.
Xem xét và rút kinh nghiệm cho lần tổ chức sau
Cho dù sự kiện của bạn đã thành công tốt đẹp thì cũng đừng quên hãy xem xét lại những rủi ro có thể đã xảy ra trong sự kiện để lần sau rút kinh nghiệm. Bạn cần ghi chú hết những rủi ro bạn nghĩ tới hay thậm chí là những rủi ro từ sự kiện của người khác.
Từ đó, bạn sẽ hình thành lên các kế hoạch phòng những rủi ro để mỗi sự kiện của bạn đều thành công trong sự vui vẻ và an toàn. Đối với VTA Event Media thì sự an toàn của người tham dự, khách mời hay chính bản thân nhà tổ chức đã là một phần thành công của sự kiện rồi.
Bình luận