Tết Trung Thu không chỉ là lễ hội truyền thống quen thuộc của người Việt Nam mà còn của các nước khác Châu Á. Hãy cùng VTA Event Media cùng tìm hiểu phong cách đón dịp Tết này của các nước bạn như thế nào nhé!
Tết Trung Thu ở Trung Quốc
Có thể thấy, Trung Thu ở Trung Quốc được xem là có sự tương đồng lớn so với Việt Nam bởi đặc điểm giao thoa văn hóa lâu đời giữa hai quốc gia.
Đây là dịp lễ quan trọng của Trung Quốc. Tuy mỗi vùng miền ở đất nước này có những phong tục đón Tết Trung Thu khác nhau nhưng đều có một điểm chung là treo đèn lồng đỏ, thưởng trà, ngắm trăng và thả đèn hoa đăng được lưu giữ từ rất lâu đời. Bên cạnh đó, giống như Việt Nam, món ăn chính trong Tết này cũng là bánh nướng.
Người Trung Quốc thả lồng đèn cầu mong bình an
Tết Trung Thu ở Thái Lan
Ở Thái Lan, Tết Trung Thu còn được gọi là lễ cầu trăng. Vào ngày này, mọi người đều ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện. Người Thái tin rằng, Bát Tiên sẽ giúp họ mang những quả đào lên chúc thọ Quan Âm và thần tiên sẽ ban điều tốt lành đến cho mình. Chính vì thế, bánh Trung Thu ở quốc gia này có hình như quả đào.
Bánh Trung Thu hình trái đào của Thái lan
Tết Trung Thu ở Nhật Bản
Tuy rằng, bây giờ Nhật không còn sử dụng lịch âm nhưng Tết Trung Thu nơi đây vẫn được tổ chức rầm rộ và nơi đây gọi là Lễ ngắm trăng. Ngày này, họ thường bày bánh Tsukimi Dango theo hình tam giác trên một kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki và sau đó đặt mâm bánh ở bất cứ nơi nào có thể ngắm trăng rõ nhất.
Mọi người sẽ vừa ăn bánh, vừa ngắm trăng còn trẻ em được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng cá chép để tham gia vào hội rước đèn.
Bánh Trung Thu ở Nhật Bản
Tết Trung Thu ở Hàn Quốc
Tết Trung Thu ở Hàn Quốc có tên gọi là Chuseok kéo dài trong 3 ngày. Đây là khoảng thời gian mọi người nghỉ ngơi và quây quần bên gia đình. Dù con cái có ở xa như thế nào thì cũng phải quay về đoàn tụ cùng cha mẹ.
Và món chính trong lễ Chuseok là bánh Songpyeon. Bánh này được làm từ bột gạo, đậu xanh, đường và lá thông, có hình trăng khuyết hoặc hình bán nguyệt, không phải hình tròn và hình vuông.
Lễ hội múa mặt nạ đón Trung Thu của người Hàn
Tết Trung Thu ở Philippines
Trung Thu ở Philippines thường được tổ chức và lưu truyền bởi những người gốc Hoa sinh sống và làm việc tại nước bản địa. Ngày này, họ làm bánh Trung Thu rồi chia sẻ cho tất cả người thân, bạn bè và hàng xóm của mình.
Bánh Trung Thu lạ mắt của Philippines
Tết Trung Thu ở Campuchia
Lễ hội trông trăng ở nước Campuchia diễn ra muộn hơn hẳn, thường là vào rằm tháng 10 âm lịch chứ không phải rằm tháng tám như các nước khác. Lễ hội thường được tổ chức vào ban đêm với các lễ vật như cốm đẹp, khoai, chuối, mía,…
Dịp này, người Campuchia thường tổ chức cuộc thi thả đèn gió. Đèn gió bay lên cao tượng trưng cho những ước vọng, niềm tin của người thả gửi tới thần mặt trăng để cầu mong bình an.
Người dân Campuchia chuẩn bị đồ đón Trung Thu
Tết Trung Thu ở Myanmar
Mỗi khi đến Lễ trăng tròn, ở Myanmar, nhà nhà đều thắp đèn lồng để thành phố sáng rực, ánh sáng chiếu rọi khắp mọi nơi. Dịp này, mọi người thường xem biểu diễn kịch, nhảy múa, xem phim và nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt khác.
Mọi người Myanmar cùng nhau thắp nến đón Tết Trung Thu
Tết Trung Thu ở Lào
Vào ngày nay, mọi người dân Lào, bất kể già trẻ, gái trai đều ngắm trăng, thưởng nguyệt, cầu mong an lành đến với gia đình mình. Đặc biệt, lúc hoàng hôn buông xuống là các chàng trai, cô gái nhảy múa hát ca thâu đêm.
Người dân Lào cùng nhau xuống đường nhảy múa đón Trung Thu
Trung Thu mỗi nước đều có những nét riêng nhưng đều có chung những ước mơ, lời cầu nguyện về một cuộc sống bình an. VTA Event Media luôn tự tin là đơn vị mang tới cho công ty bạn một chương trình Trung thu ý nghĩa nhất.
Bình luận